Thiếu
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chuyển ngữ: Gà - LQĐ
Các sử quan đời sau đã đề cập đến giai đoạn lịch sử này.
Họ thường xuyên cảm thán ngũ quốc phạt Tấn vào năm Đại Tấn Thiên Khải thứ hai, đó là cơ hội cuối cùng cho các chư hầu liệt quốc ngăn cản Tấn quốc càn quét lục hợp [1].
[1] lục hợp: thường được sử dụng để chỉ lên và xuống và bốn hướng, và thường nói đến thế giới hoặc vũ trụ.
Sau chiến dịch, Tấn quốc không ngừng bước chân nhất thống Trung Nguyên.
Đáng tiếc là, chư hầu các nước không đồng lòng, đều có dị tâm, tuy đã từng suýt nữa bức Tấn Thái tổ đến tuyệt cảnh, nhưng cuối cùng vẫn bị Tấn quốc phân hóa.
Đế vương khai quốc của Tấn quốc Trình Thiên Vũ quả thật là một vị anh hào bất thế.
Trong lúc nguy cơ nổi lên tứ phía, đầu tiên ngài phái Ngự sử đại phu Chu Tử Khê đi sứ các nước phía nam Tấn quốc, phân chia hợp ý dâng lên cho những Quân vương đó một số lượng lớn kim ngân tài vật, lúc ấy thuyết phục Sở An vương, Vân Nam vương thực lực cường đại kết minh cùng Tấn quốc.
Bởi vì đã không còn những quốc gia này quấy nhiễu, quân thần Tấn quốc Mặc Kiều Sinh vứt bỏ quân nhu, dẫn kị binh một đường gần như không ai có thể ngăn cản từ Hán Trung chạy như bay hơn nghìn dặm đến Giáng Thành viện trợ.
Tấn Thái tổ vừa ổn định các quốc gia phía nam, vừa kết minh với Khuyển Nhung ở thảo nguyên phía bắc.
Đương lúc tam quốc liên quân vây công Giáng Thành, đại tướng quân Khuyển Nhung là Ngôi Danh Sơn dẫn quân cướp lấy mười mấy thành trì Lương Châu, khiến Lý Văn Quảng hai mặt đều là địch, không thể không rút quân.
Tấn quân mượn cơ hội này, một chiêu đánh lui Lữ Tống và Hoa Vũ Trực.
Danh tướng Tấn quốc là Trình Phượng và Dương Thịnh dẫn quân truy kích quân đội sở thuộc Giao Đông vương, tiêu diệt và chiêu hàng hơn mười vạn binh mã Giao Đông.
Lúc binh bại phải tháo chạy, Giao Đông vương Hoa Vũ Trực bị thân vệ tùy thân chặt thủ cấp, hiến cho Tấn quân. Đến đây, nước Giao Đông bị diệt.
Đại tướng quân Dương Thịnh thừa thắng xông lên, chiếm cứ vùng Giao Châu rộng lớn.
Cùng lúc đó, một vị đại tướng quân của Tấn quốc là Du Đôn Tố đã đánh lui viện quân hai nước Vệ - Lỗ gần thủ đô Bành Thành của Tống quốc, công chiếm đô thành Tống quốc, chính thức thu phục Tống quốc.
Các sử quan đời sau nhất trí cho rằng, đó là vì họ đã đi đầu trong việc chiếm được Tống quốc, nơi phát triển về kinh tế và nông nghiệp.
Hơn nữa, sau đó Tấn Thái tổ tiếp tục trọng dụng, phong Đổng Bác Văn nguyên là người Tống quốc làm Đại Tư Nông, hệ thống nông nghiệp của nhà Tống được mở rộng nghiên cứu và thúc đẩy một cách toàn diện trên khắp lãnh thổ Tấn quốc.
Chính vì thế, sau này một loạt các hoạt động quân sự như mở rộng lãnh thổ của Tấn quốc đã có nền tảng tài chính vững chắc.
Mỗi khi miêu tả đến đoạn lịch sử này, bất luận sử quan của triều đại nào đều không kiềm nổi lời tán thưởng Tấn Thái tổ hùng thao võ lược, cùng với thuật dùng người độc đáo chuẩn xác.
Vào thời đại gió giục mây vần, quần hùng tranh giành, bên cạnh Tấn Thái tổ tập trung phần đông tài ba dị sĩ lưu danh sử sách, vô số tướng tài sáng chói do một tay ngài đề bạt lên.
Dưới ngòi bút của các đại sử quan, Tấn Thái tổ Trình Thiên Vũ dần dần được thần
Đăng bởi | Mr. Robot |
Phiên bản | Dịch |
Thời gian | |
Lượt đọc | 6 |