Khử Độc 2
Chương Vân Côn bước ra khỏi thư viện trường đại học Y số 2 Giang Kinh. Vì đọc quá nhiều, anh thấy mặt hơi cộm..nhưng thu hoạch thì chưa được là bao. Trong hai giờ liền, anh đã đọc các tài liệu về virut học, dịch tễ học, bệnh lý học..nhưng vẫn chưa tìm được gì khả quan. Virut tìm thấy ở Tư Dao và thi thể Thường Uyển thuộc nhóm virut Ke-sa-ji B. Nhóm virut này gồm sáu biến thể, nhưng các chuyên gia của khoa Bệnh lý học và Vi sinh vật học sau khi nghiên cứu phân tích, đã đưa ra kết luận hết sức kinh ngạc: virut có trong cơ thể Tư Dao và Thường Uyển không thuộc sáu loại hình này. Bệnh nhân nhiễm virut Ke-sa- ji thường chỉ bị cảm cấp tính, chứ không có các triệu chứng lâm sàng, nhưng loại virut mới này còn có đặc điểm là thời kỳ ủ bệnh dài ngắn khác nhau. Những người đã vào hang Thập Tịch đều trải qua ít nhất hai tháng mới phát bệnh rồi tử vong.
Sau các kiểm tra tỉ mỉ, đọc hàng trăm bài nghiên cứu và luận án y học và thú y (vi rút Ke-sa-ji vốn bắt nguồn từ động vật), Chương Vân Côn không thấy có ghi nhận nào về loại hình Ka-se-ji mới và đương nhiên càng không nói đến tình hình dịch bệnh. Thật hết sức kỳ lạ, chẳng lẽ từ các ca này sẽ phát hiện ra một biến thể mới của Ke-sa-ji? Các chuyên gia vi sinh vật y học đều rất xúc động, nhưng Vân Côn cho rằng vẫn nên thận trọng, cần nghiên cứu thêm đã.
Vân Côn về đến nhà thì đã quá giờ ăn bữa tối. Vợ anh- chị Âu Dương Sảnh đang có bầu, ngồi nghỉ ở đi văng, thấy anh chậm chạp lê buớc vào, bèn hỏi công việc đã tiến triển đến đâu. Âu Dương Sảnh là con người luôn sẵn nhhững câu hỏi trong đầu, bất cứ việc gì chị cũng đều muốn biết tận cùng mới yên; Vân Con cũng thường hay bàn luận với vợ. Anh biết, mình luôn dốc sức vào lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu y học cơ sở, còn Âu Dương Sảnh là bác sĩ giàu kinh nghiệm lâm sàng hơn hẳn anh. Vân Côn nói: Về mặt cấu trúc, thì gần như có thể khẳng định nó là loại virtu đã từng được biết đến.
-Thế thì cũng không đến nỗi khiến anh phải đăm chiêu thế này!Bắt đầu từ thế kỷ trước gới y học đã thật sự biết đến virut. Một thời gian dài vì thiếu thiét bị nên người ta đã phải chật vật mầy mò, rất bí. Ngày nay người ta liên tiếp nhận diện ra các virut mới. Dù là các virut đã bị nhận diện, thì chúng không ngừng biến đổi, và các anh vừa khéo phát hiện ra, có khác gì các bậc tiền bối đã phát hiện ra hàng ngạn vạn chủng loại virut?
-Anh suy nghĩ, không lo ngại, phá hiện mới này có mối liên hệ với vụ việc kia- sao có thể trùng hợp như vậy- Các cô cậu thanh niên đi vào vùng thung lũng ấy thì nhiễm luôn loại virut mới chư từng được biết đến này? Nghe nói. Lại còn có một người bí hiểm mặc áo mưa, đã cảnh báo họ…Nói cách khác, anh lo ngại rằng loại virut này sinh sôi và lây nhiễm là do có yếu tố con người cố tình gây nên.
Âu Dương Sảnh hơi sững sờ, đây đúng là một “khả năng” đáng sợ. chị nghĩ ngợi, rồi nói: Anh có nghĩ rằng, nó làthứ virút nhân tạo không?
-Virut nhân tạo? Anh chư từng nghe nói bao giờ. Chắc không phải em nói về virut máy tính đấy chứ? Vân Côn biết, chỉ Âu Dương Sảnh mới có những ý nghĩ bất ngờ như thế này.
- Ở trong nước và nước ngoài, kỹ thuật sắp xếp lại gen ngày càng tiến bộ, lĩnh vực nghiên cứu virut tuy vẫn còn rất nhiều chằng đường phải đi, nhưng ở trình độ phân tử thì đã có không ít các bước đột phá. Gọi là ‘tạo ra’ virut đương nhiên chỉ là em giải thiết vậy thôi; người ta đã có thể tác động vào gen thì tại sao lại không thể xử lý virut? Các biến thể của một loại virut chính là những khác biệt rất nhỏ của chuỗi gen, nhưng tác dụng bệnh lý của virut thì lại có thể khác nhau rất xa.
- Hơi có lý đấy.
-Anh có muốn nghe thêm nữa không nào? Mọi ngày em làm về lâm sàng, ít ca không thể chẩn đoán chắc chắn, nhưng những trường hợp đó cũng không phải là quá hiếm hoi. Làm về dịch tễ học cũng vậy, có những căn bệnh bùng phát nhưng không thể tìm ra nguyên nhân. Em nghĩ anh cứ tìm các tài liệu về dịch tễ học hoặc hỏi thêm các chuyên gia dịch tễ học, xem có đợt bệnh tật nào bùng phát đáng nghi hay không, biết đâu lại có thể lần ra manh mối.
- Nhưng, nước ta từ những năm 50 này sinh nhiều trận dịch, đất rộng người đông, tài liệu suốt nửa thế kỷ quá nhiều, sao có thể nhanh chóng tìm ra các ca điển hình tương ứng?
Âu Dương Sảnh thường rất hay suy luận, chị nghĩ ngợi rồi nói: chúng ta thử phân tích: nếu căn cứ vào kết quả kiểm tra của các anh để suy đoán, thì các sinh viên chẳng may qua đời là vì đã vào thung lũng và hang quan tài nên bị nhiễm virut; nếu loại trừ khả năng do con người gây nên, thì khả năng lớn nhất có thể xay ra bệnh dịch tương tự là ở vùng nào?
-Tất nhiên là quanh vùng núi đó.
-Vậy anh đã rõ rồi chứ gì? Anh chỉ cần tìm các tài liệu về dịch bệnh ở khu vực núi Vũ Di.
Vân Côn kêu lên : Ý kiến quá sáng suốt! Anh đứng lên quên cả ăn, rảo bước đến bàn đặt máy tính.
-Thì anh cũng phải ăn đã chứ? Âu Dương Sảnh cười cười nhìn anh.
Lúc này Vân Côn mới cảm thấy đói bụng, anh rẽ vào phòng ăn. Nhung một cú phôn đã khiến anh không thể nào ăn bữa tối.
Lại một sinh viên Giang Kinh qua đời!
Vân Côn miệng nahi bánh bisquy, bước đến cửa khu nhà giải phẫu. Anh gặp trưởng phòng bảo bệ đại học Y Giang Kinh Vu Tự Dũng đã đứng chờ sẵn ở đó với vẻ mặt nặng nề. Nếu nói rằng “ Vụ mưu sát 405 mới” của năm ngoái là làn sóng đầu tiên dấy lên sau 10 năm “Vụ mưu sát 405” trôi đi thì kể từ đầu năm nay, cái chết này lại khiến cho các vị lãnh đạo nhà trường phải đau đầu.
-Lần này thì càng không giống như một vụ giết hại. Nạn nhân là Tôn Yến, đang ngòi trong phòng làm bài thi cuối học kỳ thì ngất xỉu, được đưa vào bệnh viện trực thuộc số 1 cấp cứu, nhưng không kết quả” Vu Tự Dũng đi theo phó giáo sư Chương Vân Côn vào phòng giải phẫu.
-Bệnh viện chẩn đoán là gì?
-Là đột tử do tim bị tắc mạch máu dẫn truyền. Nguyên nhân cụ thể thì chưa rõ, họ đang lấy các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Nhà trường rất quan tâm, đã cùng bàn bạc với bệnh viện và gia đình Tôn Yến, để thống nhất cho giải phẫu bệnh lý. Vì lần trước khám nghiệm tử thi, thầy đã có phát hiện quan trọng nên lần này nhà trường cử tôi đến mời thầy tối nay sẽ mổ, lấy mẫu bệnh phẩm thì mọi người sẽ đều yên tâm.
Các nghiên cứu sinh đã giúp Vân Côn mặc áo choàng chỉnh tề. Trước hết, anh cầm theo chiếc kính lúp để quan sát mắt cá chân của thi thể. Vu Tự Dũng nói: Tôi đã nhìn rồi, không thấy có dấu hiệu gì cả. Tôi đã hỏi các bạn học và phụ huynh của cô ta, họ nói nghỉ hè vừa qua cô ta không hề đi du lịch núi Vũ Di. Nhưng có một chi tiết này tôi cho là quan trọng: thấy còn nhớ một trong 5 sinh viên chết năm ngoái- trong đó có cậu Hoắc Chí Hùng thuê nhà bên ngoài trường, rồi trúng đọc khí gas? Tôn Yến chính là người yêu của cậu Hùng.
-Thế ư? Anh có dò hỏi các bạn sinh viên khác xem, hai người có quan hệ tình dục với nhau không?
-Tôn Yến đã từng đến ở với Chí Hùng ở gian nhà thuê ấy.
Bản báo cáo vắn tắt tình hình dịch bệnh mà tỉnh Phúc Kiến nêu ra năm 1980, đã tổng hợp về bệnh trong toàn tỉnh, có một đoạn như sau:
-Kể từ mùa xuân, một thôn vô danh thuộc thị trấn Hoa Tây huyện Sùng Anh đã có nhiều người và súc vật bị chết. Theo kết quả điều tra, người và động vật đều đột tử, không rõ nguyên nhân. Có nhiều nạn nhân là vợ chồng, hoặc cả nhà lần lượt tử vong. Các quan chức bộ phận phòng chống dịch bệnh đã sơ bộ nhận định đay là một loại dịch truyền nhiễm cấp tính. Việc điều tra dịch bệnh bùng phát gặp nhiều khó khăn, Khi các nhân viên phòng dịch đến thôn có dịch thì không gặp một ai, hình như dân thôn đã đột ngột bỏ đi. Các nhân viên vệ sinh dịch tễ đã phát hiện thấy xác chết bỏ lại ở một số gia đinh dân thôn, định đưa về xét nghiệm nhưng không thành công.
-Huyện Sùng An chính là thành phố Vũ Di Sơn ngày nay.
Người viết bản cáo cáo này là Đường Lễ Trung.
Cái tên nghe rất quen.
Vân Côn nghĩ ngợi một hồi, không nhớ ra dã nghe thấy cái tên này ở đâu. Anh lên mạng lục tìm.
Đường Lễ Trung là người phụ trách trung tâm phòng chống dịch bệnh của tỉnh Phúc Kiến, là một chuyên gia về dịch tễ học.
-Chào anh Trung, tôi là Chương Vân Côn, phó giáo sư công tác tại khoa giải phẫu đại học Y số 2 Giang Kinh. Tôi đã đọc bản báo cáo dịch tễ năm 1980 do anh viết, nói về trận dịch kỳ lạ ở huyện Sùng An…” Vân Côn gọi điện thoại, nói về mục đích của mình.
-Anh ở Giang Kinh à?
-Vâng. Vân Côn thấy câu hỏi này có phần kỳ cục.
Ông Trung im lặng một lát, hình như đang cố moi lại ký ức xa xưa, cuối cùng ông chậm rãi nói: Tôi đã làm công tác phòng chống dịch bệnh 30 năm, dã viết rất nhiều bóa cáo dịch tễ, anh nói về bản báo cáo xa xưa ấy, tôi nhớ sao được?
Vân Côn chẳng biết nói sao, nhưng anh cảm thấy ông Trung đang có ý lảng tránh. Tại sao? Vân Côn đang nhớ đến cảnh ngộ ông Cố Trân gặp phải mà hôm nọ anh được nghe kể.
-Sở dĩ tôi làm phiên anh, là vì có những việc liên quan đến tính mạng con người. Tôi tin anh chưa quên trận dịch đáng sợ mà năm đó chưa kết luận được. Anh vẫn theo dõi tình hình dịch bệnh ở các địa phương, và không muốn ổ dịch tương tự lại tái phát. Chắc lâu anh đã yên tâm vì đúng là không có hiện tượng gì, nhưng có lẽ anh chưa biết cách đây không lâu, gần như bệnh dịch y hệt lần đó lại bùng phát ở chính cái thôn ngày trước. Lần này hơn chục thanh niên ở cách xa nơi ấy hàng nghìn cây số đã bị tử vong bởi cùng một căn bệnh.
-Sao? Xảy ran gay ở tỉnh tôi mà tôi lại không nhận được thông tin gì cả?
-Có lẽ… vì cái thôn ấy quá cách biệt với xã hội cũng nên.
Ông Trung lại im lặng, nhưng rồi nói luôn: Đúng là tôi đã viết bản vắn tắt đó. Tôi còn nhớ lần đi điều tra ấy tôi suýt nữa thì mất mạng!
-Anh có thể nói cụ thể được không? Bản báo cáo đó quá ngắn gọn, rất hay, nhưng có điểm này tôi không hiểu: anh nói là các nhân viện định mang các thi thể trong thôn về, nhưng không thành công là vì sao?
-Các nhân viên đó, thực ra là tôi và một anh nữa. Chúng tôi đi trên chiếc xe lam chạy điện, xuất phát từ thị trấn Hoa Tây, còn phải đi qua đoạn đường xuyên bãi tha ma kia, tất nhiên điểm khác biệt duy nhất với các nghĩa địa khác là sự kinh khủng, đặc biệt là khi xe chúng tôi đang chở một xác chết. Ông bạn đồng hành với tôi đã từng nghe rất nhiều chuyện ma, nhưng ngồi trên xe ông chỉ nhắm tịt mắt, hình như đang thẩm cầu khẩn. Tôi thì hoàn toàn không tin chuyện quỷ thần, nhưng khắp người vẫn nổi gai óc.
-Bỗng chiếc xe ba bánh vấp phải vật gì đó, nên lắc lư dữ dội. Chúng tôi bị xô tới xô lui trong cái thùng xe có mui che nửa vời. Cuối cùng xe chết máy. Anh lái xe lầu bẩu, nhả xuống xem xét, định sửa máy. Tôi ngồn trên xe, càng nghĩa càng thấy an. Bốn bề rất tĩnh mịch, chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu cho nên khi anh lái xe kêu “ôi…” thì chung tôi nghỡ chắc anh ta đã gặp ma. Ngay tôi cũng nghĩ thế.
Chúng tôi nó ra ngoài xe và phát hoản vì thấy một đám đông đã vây kín chiếc xe ba bánh. Họ đều mặc áo mưa màu xám, đầu đội mũ mưa nên không nhìn rõ mặt.Họ đều im lặng, cứ như là ma quỷ vừa chui từ dưới đất lên. Chắc anh Vân Côn cho rằng đó là cảnh đáng sợ nhất mà tôi gặp tối hôm đó. Không, cái đáng sợ nhất còn ở phía sau…
Vân Côn nảy ra một ý: Xin lỗi, tôi ngắt lời Trung. Anh cho phép tôi tóm tắt các tình tiết sau đó các anh gặp phải- nếu tôi nói đúng, thì khỏi cần anh mất thì giờ nhiều nữa,vi anh là lãnh đạo, rất bận công tác…Thế rồi Vân Côn kể lại một lượt những điều mà ông Cố Trân đã nếm trải.
Ở đâu dây bên kia, ông Trung thở nặng nhọc gấp áp, giọng run run: Đúng thế. Gần như không sai tý nào! Bọ hút máu, nhà bằng sắt, lửa cháy…hiện nay tôi vẫn thường ngủ mê thấy những cảnh này…
-Sao anh nói là ‘gần như không sai tý nào?” Sống bên Âu Dương Sảnh đã lâu, Vân Côn ngày cảng cẩn thận kỹ càng hơn xưa.
Ông Trung ngập ngừng rồi nói : Khi chúng tôi bị hành hạ, thì trong đám dân thôn ấy luôn có một tiếng nói phản bác, nói là làm thế không ăn thua gì đâu. Người ấy nói tiếng phổ thông rất chuẩn, rất ít màu sắc phương ngôn, tôi cảm nhận người ấy có học vấn rất khá nhưng ý kiện của anh ta không lọt vào tai ai. Trận mưa sau đó đã dập tắt đám lửa. Người trẻ tuổi ấy vào cởi trói và thả chúng tôi ra khỏi núi. Khi trò chuyện anh ta không nói một câu về cái thôn đó, nhhưng tôi nhận ra rằng anh ta đã được học Y khá sâu, bèn hỏi thực ra anh là ai. Cảm thấy khó có thể giấu giếm, anh ta bèn nói thật, mình là một giảng viên trẻ ở đại học Y số 2 Giang Kinh. Ba chục năm trôi qua, tôi ngỡ mình đã quên họ tên người ấy, nhưng vì câu chuyện đó để lại ấn tượng quá mạnh…anh ta tên là Đậu Hoán Chi.
-Điều mà tôi nhớ như in là anh ta nói rằng, mình đang vùi đầu nghiên cứu phương pháp điều trị căn bệnh quái ác này và đã có bước tiến mang tính đột phá.
"Anh Quách Tử Phóng phải không?"
"Cứ nói đi!" Mấy hôm nay Tử Phóng đang bận tíu tít với các "bông hoa" ở trong và ngoài Dạ hội Mùa xuân, đồng thời vẫn băn khoăn cho bệnh tình của Tư Dao, tâm trạng lo lắng của anh thể hiện ngay trên cả máy điện thoại.
Chương Vân Côn nhíu mày những vẫn nhẫn nại: "Tôi là Chương Vân Côn, phó giáo sư ở đại học y Giang Kinh".
"À... giáo sư Vân Côn. Tôi đã nghe Dao Dao nhắc đến anh, rất ca ngợi anh". Tử Phóng thầm mắng mình đã quá bỗ bã.
"Bác sỹ Tạ Tốn cho tôi số điện thoại của anh, anh có thể liên hệ với gia đình Tư Dao nhưng tôi không định trao đổi với anh về chuyện cô ấy, mà muốn nhờ anh tìm hiểu về một hai người..."
"Việc của anh cũng là việc của tôi, tôi sẽ điều tra. Dao Dao còn có hai cậu bạn nữa hay ghiền máy tính, cũng là cao thủ về tìm người".
"Chuyện này thực ra vẫn là liên quan đến Tư Dao... Gần đây tôi đã hỏi thăm, biết được một người rất có thể đã biết phương pháp chữa khỏi bệnh cho Tư Dao."
"Thế thì quá tốt rồi! Dù tôi có bị mất việc cũng phải tìm bằng được người ấy!"
"Người ấy vốn cũng là một giảng viên của đại học y Giang Kinh, nhưng hơi kỳ lạ - không tìm thấy tên ông ta trong kho lưu trữ hồ sơ nhân sự. Tôi đã đến hỏi ở Trung tâm nghiên cứu đông tây y kết hợp thì được biết trước kia ông ta làm ở đó, vào đầu những năm 80, vì có những biến động lớn trong cuộc sống nên ông ta đã đi khỏi trường. Hộ khẩu thì vẫn còn ở Giang Kinh, nhưng người thì bặt tin. Các đồng nghiệp cũ của ông ta phần lớn đều là thầy thuốc đông y, hầu hết đã qua đời; nhưng dù còn sống thì cũng không nhớ nổi đã xảy ra chuyện gì đối với ông ta, ông ta đã đi đâu. Cũng may có một bác kỹ thuật viên cao tuổi, đã giở tìm trong đam giấy tờ lưu cữu mấy chục năm thấy một tấm thiệp cưới - tức là ông ta đã kết hôn, tên người vợ còn ghi trên đó. Ông ta tên là Đậu Hoán Chi, vợ tên là Đỗ Nhược".
Tử Phóng ghi lại tên hai người, anh nói: "Được. Dù có bỏ cả việc phỏng vấn dhmx thì tôi cũng phải tìm ra hai vị này giúp anh Côn!"
Năng nổ bắt tay vào làm, là sẽ được việc; nhất là làm phóng viên. Có những việc bế tắc điều tra mãi cũng không ra, nhưng ở thời đại thông tin này Tử Phóng nghĩ chỉ tìm hai người thì không đến nỗi quá khó.
Nhưng ngày hôm sau Tử Phóng lại nghĩ, lẽ ra mình không nên tìm tung tích hai nhân vật này.
Theo công an nơi đăng ký hộ khẩu năm 1980, Đậu Hoán Chi đã bị coi là mất tích.
Đỗ Nhược, năm 2004 bị ốm, qua đời ở tuổi 51, có một người con gái tên Mạnh Tư Dao.
Điện thoại giữa ba người, Tử Phóng báo kết quả cho Chương Vân Côn và Du Thư Lượng cùng biết. Cả ba đều không nói gì nữa.
Cuối cùng, Du Thư Lượng phá tan sự im lặng: "Anh Tử Phóng biết chứ, Tư Dao có một bà bác đang ở Giang Kinh, hình như quan hệ với Tư Dao không thân mấy; nhưng rất có thể bà ta biết rõ sự tình"
"Tôi sẽ đối phó bà ta" . Tử Phóng xung phong ngay.
"Tôi có cảm giác rằng, bên trong còn nhiều vấn đề đan xen rất phức tạp. Hay là anh Phóng để tôi thử xem sao?" Du Thư Lượng nói
"Ôi, tôi chỉ mải thỏa chí tò mò mà quên rằng anh là chuyên gia về phương diện này. Vâng, anh làm vậy! Tôi sẽ nhờ hai chuyên gia máy tính giúp tìm xem người mất tích kia đâu"
"Tôi cũng sẽ chú ý, tạm thời không để cho Tư Dao biết các thông tin này. Bác sỹ Tạ Tốn không mấy lạc quan về bệnh tình của Tư Dao, vì thuốc ổn định nhịp tim chỉ có hiệu quả lúc đầu, mấy hôm nay hiệu quả đang kém dần. Chính Tư Dao cũng cảm thấy sức khỏe rất không ổn; hiện cô ấy đang rất khó khống chế hiện tượng viêm cơ tim do virus gây ra. Ở giai đoạn này, các bác sỹ thường chỉ là "tọa sơn quan hổ đấu", hi vọng khả năng miễn dịch của Tư Dao sẽ chiếm ưu thế. Lúc này, mọi sự xáo trộn tình cảm tâm lý đều có hại cho cả chứng rồi loạn tim lẫn khả năng miễn dịch".
"Em tưởng anh sẽ không bao giờ đến gặp em nữa: Tư Dao lạnh nhạt nói.
"Sao thế? Em vẫn thấy ghét anh à?" Sự kiêu hãnh của Lâm Nhuận không hề suy giảm, nhưng đứng trước Tư Dao anh bằng lòng cầu xin tình yêu của cô.
"Đâu dám! Em không ghét, cũng không yêu. Tất cả chỉ có thế thôi!"
"Sao lại thế?"
"Em đang rất cố gắng giữ bình tĩnh để không bị xáo trộn tình cảm". Tư Dao nhìn Lâm Nhuận đang ngơ ngác không hiểu ra sao, cô suýt nữa phì cười.
"Anh biết mình không có cái phúc đó, cũng không đáng để em phải xúc động. Tại anh, anh đã không có can đảm đối mặt với hiện thực, sống mãi trong sự dối trá. Nếu anh ở địa vị em, anh cũng không thể tin được nên anh mong em sẽ lượng thứ cho anh". Lâm Nhuận cúi đầu.
Thực ra lâu nay Tư Dao cũng đã nhìn nhận thấu đáo việc này. Lâm Nhuận thật sự yêu cô, anh đã nhất quyết đối lập với người cha đen tối kia. Nhưng anh đã giấu giếm bản thân quá lâu, anh không thể lựa chọn môi trường xuất thân nên đã dẫn đến tình thế đầy khó khăn hiện nay. Chắc chắn anh bị giày vò rất nặng nề nên mới năng đến khám chuyên gia thần kinh như thế. Mặt khác, đúng là anh đã mạo hiểm liều mình bất chấp sống chết để cứu cô vì thế anh chắc chắn sẽ là nạn nhân của "Đau thương đến chết" bất cứ lúc nào. Tình cảm sâu sắc của anh thực khó bề đền đáp.
"Anh đã đến khám bác sỹ chưa?" Tư Dao dịu dàng hỏi.
"Đến rồi, tất cả đều bình thường. Bác sỹ còn dặn dò kỹ, nếu anh tuân thủ nghiêm ngặt thì chắc chắn sẽ ổn cả".
"Thế ư, thế thì hay quá! Cách dự phòng là như thế nào?"
"Là, ngày nào cũng vào thăm em".
Đăng bởi | Mr. Robot |
Phiên bản | Dịch |
Thời gian | |
Lượt đọc | 12 |