Viết mãi khúc quân hành
тяươиɢ-ɢια-đạι-тнιếυ đa tạ đã gửi 1 phiếu đề cử và đánh giá 5 sao.
●─────── 13:16 AM
~ Prologue ~ lời dẫn chuyện
♫Dù rằng đời ta thích hoa hồng
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng♫
♫Ta yêu sao làng quê non nước mình
Tình quê hương vút thành thanh âm khúc quân hành ca.♫
.....................
Tướng Đàm Quang Trung hay về thăm quê và đi kiểm tra các đơn vị biên giới một cách rất khác thường.
Một lần ông bị các chiến sĩ trinh sát tiểu đoàn 3, vây bắt khi nửa đêm mặc quần đùi áo lót soi ếch ở cánh đồng.
Gần một điểm chốt, họ lập tức giải ông về giao nộp cho chỉ huy Tiểu đoàn. Vì nghi ngờ là thảm báo Trung Quốc, mò sang trinh sát trận địa của ta.
Tại nhà ban chỉ huy Tiểu đoàn 3, khi một ông người dân tộc dáng vẻ nông dân chân Đất.
Một tay cầm đèn pin, một tay xách xô ếch, được dẫn giải vào. Tiểu đoàn trưởng Trần Tất Thiêm và chính trị viên Hoàng Quốc Doanh bị một phen hoảng hồn.
Vì thấy quân lính của mình, đã bắt sống được tư lệnh quân khu.
Nhưng tướng Đàm Quang Trung thì lại khen ngợi :
" quân lính của các ông có ý thức cảnh giác cao như thế, là rất tốt. Chỉ phải cái Chửi bậy và Nói tục quá"
Lúc nãy trên đường dẫn giải ông về Sở Chỉ Huy Tiểu Đoàn, đường dẫn giải ông về sở chỉ huy Tiểu đoàn vì nghi ngờ ông chính là thám báo.
Mấy chiến sĩ đã quát tháo, văng tục chửi bọn Trung Quốc bành tướng.
Hang chỉ huy tiểu đoàn, có rất nhiều ngõ ngách và sâu thăm thẳm. Gần cửa hang có một khoảng trống rộng, nhũ/măng đá nhấp nhô rất đẹp.
Ban chỉ huy Tiểu đoàn và cơ quan tiểu đoàn bộ, ở ngay gần cửa hang để tiện cơ động. Chúng tôi dùng dây thông tin kéo điện tử thị trấn Sóc Giang.
Chúng tôi dùng cây thông tin kéo điện từ thị trấn Sóc Giang, vượt qua cánh đồng vào hang thắp sáng .
Khi sinh hoạt, cơ quan tiểu đoàn bộ chúng tôi ngồi trên các hộp đá. Bên cạnh các nhũ đá, để nghe quán triệt nhiệm vụ. Trong ánh đèn điện lung linh mờ ảo, trông những người lính chiến chẳng khác gì các tượng Phật đang ngồi trên đài sen.
Phía trước cửa hang đá, sở chỉ huy của tiểu đoàn 3. Là một con suối nhỏ chảy xuôi về phía bản Nà Cháo .
Chúng tôi dọn dẹp, biến dòng suối thành một chiến hào cơ động. Để đi lại mỗi khi về bản Nà Cháo lấy cơm hay lấy đạn.
Việc nấu nướng của cơ quan tiểu đoàn bộ vẫn là ở bản Nà Cháo . Vì vị trí chỉ huy mới chỉ là một sườn núi chơ trọi, không có chỗ làm bếp.
Công tác chuẩn bị chiến đấu ngày càng khẩn trương. Một bữa quân nhu tiểu đoàn, cấp phát cho mỗi tiểu đội 2 cuộn vải còn mới tinh.
Đó là những tấm và chuyên dùng để gói liệt sĩ khi chôn cất.
Tấm vải mỏng gần giống cái vỏ chăn đơn, nhưng người ta chỉ may kín hai cạnh liền nhau, để hở hai cạnh còn lại.
Trên từng tấm vải liệm ấy, có đính sẵn 3 dải dây cũng may bằng vải, ở giữa và ở hai đầu.
Khi dùng khâm liệm liệt sĩ, chỉ cần đặt thi thể vào gấp lại và dùng ba giải dây đó để buộc chặt.
Nghe tôi phổ biến cách sử dụng tấm vải liệm, anh em trong tiểu đội có người tái mặt.
Có người thì tìm cách lảng đi ngay, không ai muốn giữ những tấm vải ấy. Sợ xui xẻo, tôi đành giao cho tiểu đội phó Vũ Văn Tự giữ một tấm.
Tôi giữ một tấm vải liệm, hai tấm vải liệm đó rồi cũng phải sử dụng hết. Chiến tranh lại như vậy, biết làm thế nào khác được.
...............
Đa tạ đạo hữu HoàngHướngTâm và các bạn đọc khác đã ủng hộ Hồi ký Cao Bằng. Muội viết cuốn sách này mong mọi người biết được một góc chân thực lịch sử.
Những gì đã diễn ra ở 1 góc năm 1979 . Cuộc chiến biên giới phía bắc. Giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của tổ tiên, của dân tộc ta .
Đăng bởi | hoàngngọcdao |
Phiên bản | Dịch |
Thời gian | |
Cập nhật | |
Lượt thích | 5 |
Lượt đọc | 17 |