Bệnh hủi/phong
꧁༺phong❄đế๖²⁴ʱ góp nhẹ 5k kim tệ cho sách
▶ ●─────── 8:12 AM
Nét mặt nhất là đôi mắt của 2 chị em họ phảng phất ẩn chứa một nỗi buồn sâu thẳm .
Ăn cơm xong chúng tôi tiếp tục lên đường, 2 chị em Kim và Ngân khoác ba lô của chúng tôi tiễn ra tận đầu dốc.
Nhận chiếc ba lô của mình từ tay bé Ngân tôi nhận thấy bao gạo buộc lên nóc ba lô vẫn còn nguyên.
Dọc đường Mùi mới kể cho tôi nghe câu chuyện về 2 chị em họ.
Đó là một gia đình có những khoảng thời gian tràn đầy hạnh phúc, nhà họ ngày xưa ở giữa bản trâu ngựa lợn gà đầy sân, thóc lúa đầy sàn.
2 cô con gái càng lớn càng xinh đẹp.
Đêm đêm, bóng trai bản rập rình ngoài ngõ.
chẳng phải bỏ bùa yêu, mà mãi những bản xa cũng có lũ con trai kéo đến.
Thổi kèn lá, gọi bạn thâu đêm ngoài bờ rào .
ông bố của 2 nàng phải đốt đuốc, gõ ống bương lốp bốp để xua bọn con trai si tình.
Ông muốn để các con học hành nơi đến chốn. nhưng rồi tai họa đổ xuống, sâu 1 lần khám bệnh, đoàn y tế trên tỉnh về phát hiện ông bố có triệu chứng của bệnh phong.
Ở vùng núi xa xôi hẻo lánh này tin đó như một tiếng sét đánh gẫy cây cổ thụ. dân bản xa lánh dần, trai tráng không còn dập dìu ngõ nữa.
Khi người ta xác định đúng là ông bố bị bệnh phong, thì 2 chị em kim và Ngân không còn dám đến lớp nữa.
Bệnh hủi khiến nhiều người ghê tởm xua đuổi, đêm đêm người ta ném gà chết chó mèo chết vào nhà.
Gia đình họ phải dỡ nhà, khiêng từng cây cột cái kèo liên hõm núi.
Ông bố cố gắng, dựng lại ngôi nhà cho vợ và 2 con gái, trước khi được gọi đi tập trung chữa bệnh ở một trại phong mãi dưới xuôi.
Chuyện là như vậy đấy Phạm Hoa Mùi vừa sốc lại ba lô vừa hỏi tôi:" ông có thấy sợ không ?!"
Biết là bệnh phong không lây, không di truyền. nhưng vốn người yếu bóng vía nên tôi cũng thấy hơi sờ sợ. ở quê tôi người ta thường rất sợ căn bệnh này.
Ông tôi đã hơn trăm tuổi ~
Ông thường kể cho tôi nghe chuyện này , trước ở làng bên, có người bị bệnh hủi dân làng phát hiện xa lánh.
Họ muốn đuổi cả nhà người có bệnh hủi đi khỏi làng, nhất là khi người bệnh đã phát nặng.
Mặt mũi xù xì chân tay co quắp, phá mủ chảy nước vàng hôi thối.
Trước cảnh ngày nào dân làng cũng xua đuổi Lý trưởng Chánh tổng phạt vạ uy hiếp, những người con của người bệnh đã phải đi đến 1 quyết định khủng khiếp nhất.
Họ mổ gà giết lợn, làm cơm cho ông ăn. sau bữa cơm ly biệt ấy, người con cả chủ lễ tế sống ông bố.
Họ để ông ngồi trên sập rồi vái lạy, đến tối cả nhà gạt nước mắt đưa ông lên Chiếc Thuyền Nan nhỏ.
Nước lũ từ thượng nguồn sông Đáy đang đổ về cuồn cuộn.
Con thuyền nhỏ của những đứa con trong lòng rỉ máu ấy đưa ông bố bệnh tật ra một chiếc chòi nhỏ bên bãi bồi giữa sông.
Họ để ông bố ở lại, rồi thả thuyền xuôi về phía hạ lưu...
Nước dâng ngập bãi bồi, dìm chết người cha bị bệnh hủi. dân chài lưới phía hạ lưu giúp những người con, tìm xác ông bố bị lũ cuốn trôi.
Khi còn nhỏ tôi thường nghe kể chuyện những người hủi chết huyệt phải đào sâu 4 mét.
Đổ vôi bột sống xuống, rồi mới hạ quan tài, rắc thêm vôi bột lên trên xong mới lấp.
Mà hủi thường phải chôn rất xa những ngôi mộ khác. Phạm Hoa Mùi còn kể cho tôi nghe nhiều chuyện buồn về 2 chị em Kim và Ngân.
Họ không còn bạn bè xóm giềng, hai chị em lớn lên như hai bông hoa tươi tắn xinh đẹp. Nhưng không một chàng trai nào đến tìm nữa.
Họ phải lên núi cao tìm chỗ làm nương, trỉa ngô. Nỗi đau cô đơn của họ thật là khủng khiếp.
Người mẹ của họ đau buồn rồi ốm chết.
Một buổi tối 2 chị em vừa chuẩn bị đi ngủ, thì có tiếng chân bước lên sàn 2 chị em hoảng sợ ôm chặt lấy nhau .
Bởi vì đã rất lâu không còn có ai dám vào nhà họ nữa.
Có tiếng gọi nhỏ: "các con ơi"
Bé Ngân reo lên:" bố, bố về..."
Họ mở cửa đón bố, biết tin vợ chết ông trốn trại phong tìm về nhà.
Hai người con vừa khóc, vừa nấu cơm nếp làm thịt gà cho bố ăn.gói cho bố đem đi đường.
Họ van xin :" bố phải ra đi ngay trong đêm ngày mai sáng ra dân bản mà thấy họ sẽ xua đuổi sẽ hắt hủi chúng con"
Ông nhìn 2 đứa con gái nước mắt ròng ròng , ông ra đi rồi biệt tích từ đó.
Có tin đồn ông đã chết đuối ở sông bằng khi chèo mảng qua sông giữa đêm, lại có người bảo ông đã lấy một người đàn bà cùng cảnh ngộ.
Rồi được trợ giúp làm nhà cưới nhau và khỏi bệnh, ở ngay trong khu trại phong. Sau này khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra Hai Chị Em Kim và Ngân vẫn ở lại.
Họ vác đạn lên trận địa, đưa thương binh về tuyến sau. hơn chục ngày giao chiến với kẻ địch đông và mạnh ở thị trấn.
Chúng tôi rút lui lên núi, đơn vị chia làm nhiều mũi đột phá vòng vây đề rút đi.
lên đến Lũng Vi, bất ngờ tôi gặp Ngân cô bé khoác súng trên chững chạc dày dạn hẳn lên.
Tôi hỏi ngay 2 chị em thế nào rồi ??!
Ngân bật khóc: " chị Kim em chết rồi !"
Đăng bởi | hoàngngọcdao |
Phiên bản | Dịch |
Thời gian | |
Cập nhật | |
Lượt thích | 3 |
Lượt đọc | 21 |