Hãy Đăng ký Thành viên của TruyenYY để có thể thích, bình luận, đánh dấu chương đang đọc, chuyển giao diện đọc truyện... Chỉ mất chưa đến 1 phút của bạn thôi nhưng còn nhiều điều để khám phá lắm nhé! (Hoặc nhấn vào đây để Đăng Nhập)

Chương 1

Tiểu thuyết gốc · 1764 chữ

Chương 1:

Hạn hán năm nay rõ là khổ các bác ạ đất đai khô cằn dân làng Vũ Đại đã nghèo nay lại nghèo thêm, có ai hiểu được cái khổ khi thiếu ăn thiếu nước, phải đối diện với cái chết từng ngày, ấy vậy mà trời đất không thương lại thêm hạn mặn ruộng lúa chết hết xơ xác chỉ còn mỗi thần cây vàng vuột như cháy nắng tưởng chừng chăm một ngòi lửa là có thể vụt sáng mọi ngóc ngách trong cái làng nghèo mạc này, giàu nghèo lại càng phân biệt rõ hơn. Đơn giản là người giàu sang thì chơi với giàu có còn tầng lớp thấp kém làm thuê cuốc mướn thì chơi với nô dịch. Ôi chưa bao giờ cảm thấy chán chường như thế mọi thứ vốn dĩ không hề cân bằng từ khi sinh ra rồi. Mà nếu kể nghèo hèn thì không thiếu gia đình ông bảy và Mợ sáu Nhú ở cuối làng.

Nhà ông bảy Từ sát bên sông Công Lâu, cái nhà ngói đỏ cũng đã mấy chục năm rồi nên nhìn cũ kỹ hẳn. Lượm dậy sớm ra mé sông múc nước, không ai nghĩ rằng cái thân nhỏ xíu gầy gò này của Lượm mà sức mạnh đến vậy, vác hẳn 2 thùng to đem ra sau nhà. Khuôn mặt bụ bẩm non nớt thấm ướt môi hôi, con bé kéo tay áo lên lau.

- Lượm này, con vào đây tía có chuyện muốn nói. Tiếng ông bảy Từ vang ra sau nhà

Lượm nghe rồi đi vô, thấy tía nét mặt như già thêm vài tuổi, Lượm xót, chắc là hạn hán tía làm ăn thua lỗ, không có tiền nuôi Lượm nên buồn lo đây mà.

- Tía kêu con.

Ông Từ nhìn Lượm gầy xơ xác, vươn tay xoa đầu nó nói :

- Gạo hết rồi phải không?

Lượm ậm ự sợ tía mắng

- Tía đừng mắng con nha tía? Hôm qua con cho Mợ sáu Nhú số gạo còn lại của nhà mình rồi, mợ với mấy em khổ lắm tía.

Tía nhìn Lượm đôi mắt bỗng đỏ ngầu, hình như tía sắp khóc.

- Lượm này, tía không mắng con tía hiểu mà, mợ sáu còn khổ hơn chúng ta gấp trăm lần, mấy hôm không có gạo mấy đứa con mợ ra sông hái trái bần ăn tạm bợ tía thấy xót lắm.

Lượm buồn hiu, nó muốn nói thêm gì đó nhưng lại không thể cất tiếng được. Nước mắt nghẹn đắng ở cổ họng. Lượm biết mợ sáu từ khi nó còn rất nhỏ. Mẹ Lượm mất sớm mợ sáu cũng phụ tía đỡ đần lo cho nó, mợ nghèo lắm nhưng phải gồng gánh lo cho các em, chồng mợ mất sớm để mợ một thân nuôi ba đứa em khôn lớn, cái nghèo cái khổ nó quấn thân chỉ trách số phận bạc đãi con người.

- Tía, hay tía cho con ra đồng phụ tía,con muốn kiếm tiền lo cho các em ăn học, con phận nữ nhi không học cũng không sao, may sau em lớn lại làm quan thì cả làng được nhờ tía ạ.

- Mày còn nhỏ thì làm được gì?

- Được đấy tía ạ! Tía xin Phú hộ Lý cho con chăn trâu đi, con nghe anh Lũ bảo chăn trâu một tháng được bốn đồng đấy tía.

Ông Từ định nói gì đó nhưng thấy ánh mắt kiên quyết của con bé nên đành thôi.

Phú hộ Lý là địa chủ giàu có nhất trong làng. Địa phủ của lão to lớn vô cùng Ruộng đất thì mênh mông, trâu bò thì tính bằng trăm con, dân trong làng Vũ Đại này hầu hết đều làm nô cho ông ta. Kể cả tía cũng vậy tía thuê ruộng của lão ta hằng năm phải đóng thuế cho lão, không những thế lại phải lấy lòng tặng lúa nếu không thì năm sau đừng hòng thuê được 1 tất đất của lão.

Hôm nay Phú hộ Lý cho thuê đất, tía liền xin thêm hai con trâu cho Lượm chăn, để đảm bảo không mất trâu nên tía phải ký giấy cam kết với lão. Nếu mất trâu thì tía phải chịu mất nhà. Tía do dự lắm sợ Lượm còn quá nhỏ không chăn được trâu lại khổ ra,nhưng nhớ cảnh khổ cảnh đói nên tía ký giấy với Lão.

Kể từ hôm ấy Lượm có việc để phụ giúp tía, hằng ngày đến nhà Phú Hộ nhận trâu tới tối thì mang trâu về chuồng, cứ thế ngày qua ngày đến khi trâu lên cân béo úc thì lại được giao trâu khác chăn tiếp." Ai bảo chăn trâu là khổ chăn trâu sướng lắm đấy" ai hỏi Lượm làm gì con bé cũng tự hào bảo mình chăn trâu cho phú ông.

Hôm ấy như thường lệ khi mặt trời xuống núi Lượm dắt trâu về phủ lúc đi ngang phủ nó thấy Cậu hai và đám tùy tùng đi ngang. Con bé hí hửng kêu lên.

- Cậu hai ơi, cậu đợi em tí.

Nó vội vã dắt trâu chạy tới.

- Cậu ơi em bảo này, em chăn trâu được 2 tháng rồi, nay đúng ngày nhận tiền cậu nói ông phát lương cho em nhá cậu.

Cậu hai là con thứ của Phú Hộ Lý tên Lý Liên Thành, cậu lớn hơn Lượm 3 tuổi, tánh tính thì trẻ con cực kỳ, trong làng chả ai dám đụng tới cậu. Từ nhỏ ngậm thìa vàng nên cậu có nước da khác xa mấy đứa trẻ trong làng, còn trắng hơn cả Lượm. Do cái uy quyền to lớn của ông bà Phú Hộ nên cậu hay bắt nạt mấy đứa nhóc kể cả Lượm. Đứa nào bị cậu ức lắm cũng chỉ có thể khóc chứ chả dám đánh cậu. Lượm tuy không thích cậu nhưng đang làm thuê cho phú ông nên nhường nhịn cậu vài phần.

Cậu hai chưa lên tiếng thì thằng Ất tùy tùng bên cạnh chen ngang :

- Con Lượm, mày đang nói chuyện với ai đấy?

Thằng Ất chống nạnh nói.

- Ơ, em nói chuyện với cậu chứ ai

- Mày nghĩ cậu ngang hàng với mày chắc!? Thứ thấp kém như mày mà cũng dám nói năng như vậy với cậu. Tía mày không dạy mày à?

Cậu hai cau mày, bất mãn nhìn thằng Ất. Ất xưa nay không giỏi cái gì, chỉ giỏi cái xem mặt người khác, biết cậu giận nó câm miệng ngay.

- Tao nói hộ mày, thì mày làm gì cho tao? Chứ tao không rãnh làm không công cho người khác.

Phải nói lúc này Lượm rất chán ghét cái bộ mặt kiêu căng của người trước mặt. Nó thở dài rồi nói :

- Nếu có thể gặp được ông, em đã tự đi nói rồi, không làm phiền tới cậu đâu. Hay cậu muốn gì cứ nói thẳng ra để em làm.

Cậu như được ý mà lộ ra khuôn mặt thõa mãn.

- Tao đang thiếu một con dê chiến, mai mày đem nó tới đây, đổi lời nói của tao với cha.

Lượm tưởng cậu ra yêu cầu khó lắm, ai ngờ lại dễ dàng đến vậy, liền vui vẻ đáp ứng hẹn cậu ngày mai nộp dế cho. Rồi như được hời mà đi.

Thằng Ất nhanh chóng bày sở trường của mình, chạy tới khen cậu :

- Cậu hai thông minh quá, chỉ nói nhờ một câu mà đã được con dế.

Tính tình trẻ con kiêu ngạo nổi lên, cậu đắc ý nghĩ đến. Cha từ nhỏ đã dạy, làm thương nhân cho đi phải nhận lại, nay cậu đã làm được. Trong lòng cảm giác thành tựu chạy đi khoe với cha.

[...]

Sáng hôm sau khi dắt trâu ra đồng Lượm đã tranh thủ đào hang dế, lúc đào Lượm gặp anh Tí và Chuột, con mợ Sáu Nhú đi ngang qua, Tí thấy nên hỏi Lượm :

- Lượm, em làm gì ngoài này thế? Tí hỏi.

Lượm hai má ửng hồng, mồ hôi túa ra khắp cả trán, môi cười tươi rói đáp :

- Em đào dế để nộp cho cậu hai anh ạ

Em chuột đứng cạnh nghe tới tên cậu hai liền co rụt người lại, trong đôi mắt toàn là vẻ sợ sệt. Tí thấy vậy liền nói :

- Lượm này, những người như cậu hai em đừng nên tiếp xúc nhiều quá, không khéo lại mang họa vào thân.

Dừng một lúc sau Tí mới nói tiếp :

- Cách đây hai hôm anh và chuột bị cậu hai cho một trận nên hồn, tới giờ lưng vẫn còn đau. Chuột nặng hơn anh nhiều, cả đêm không ngủ được.

Nghe đến đây Lượm giật mình, nhìn hai anh lo lắng.

- Cậu hai sao lại đánh hai anh? Không lẻ lại giở trò bắt nạt nữa à?

Tí không nói gì chỉ gật đầu ậm ừ, đôi mắt đỏ ngầu, rất tức giận nhưng chẳng làm được gì.

- Chỉ là chuột lỡ tay làm chết con dế, thế mà cậu đánh rồi đuổi má anh khỏi phủ.

Lượm nghe tới đây như hiểu mọi chuyện, gương mặt giận dữ bất bình. Nhờ Tí và Chuột giữ trâu rồi cầm con dế đi một mạch tới Lý Phủ. Vừa lúc gặp cậu hai và tên Ất lẻo mép vừa đi thả diều về.

- Con dế này em cho cậu, coi như em trả xong nợ, nhưng em còn một chuyện muốn hỏi cậu.

Cậu hai đứng đó hai tay khoanh lại nhìn Lượm.

- Mày muốn hỏi gì?

Lượm không vòng vo nên nói thẳng.

- Dân nông tụi em tuy nghèo xét mọi thứ đều không bằng cậu, nhưng tụi em có lòng tự trọng, cậu vì một hai con dế mà ức hiếp người khác, thật đúng là bất nhân, ăn học làm chi để rồi nhân cách còn thua một đứa ở đợ. Sau này em không muốn gặp lại cậu nữa.

Lượm nói xong chưa kịp để cậu phản ứng thì đã quay đi, xưa nay cậu chưa từng bị chất vấn cậu phải ngớ người ra một lúc mới phản ứng kịp. Nhất thời tức giận quát to:

- Cái chó má gì? Thứ thấp kém như nó mà đòi tự trọng à, làm nô cho nhà tao mà muốn không gặp được tao, đúng là nực cười.

Cậu hai nhếch mép cười khinh. Trong đầu đã định sẵn kết hoạch dạy cho Lượm một bài học.

Bạn đang đọc Ngôn Tình : Vợ Tôi Là Con Hầu sáng tác bởi MộcThầnQuân
Thông Tin Chương Truyện
Đăng bởi MộcThầnQuân
Thời gian
Cập nhật
Lượt thích 1
Lượt đọc 36

Các Tùy Chọn

Báo cáo cho QTV
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.